Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

[QSBMM] Lời dẫn

Quốc sư giúp đỡ với
Tác giả: Phi Thiên Dạ Tường


. . . . . . 


Lời dẫn: Di Đà Phật chưởng


Kim Ngao Đảo, Thượng Thanh trì.

Lữ Bố: “Con trai, lần này con đi Đại Đường, ta đã chuẩn bị xong đồ đạc cho con mang theo rồi, nên mang nhiều một chút để phòng thân... Ừ con xem, Lạc Hồn Chung, Cửu Chuyển Đan Sa, Rống Thiên kỳ. Nhị cha của con còn đặc biệt đi mượn một sợi Đả Thần Tiên, Ngũ Hỏa Thất Cầm phiến, Hà Vân Ngự Long Tỳ, Vạn Quỷ Kỳ, Thần Nông Đỉnh, Không Động Ấn, Sơn Hà Xã Tắc Đồ...”

Lữ Trọng Minh: “Nhiều lắm rồi! Cha!”

Lữ Bố:“... Còn có mười vạn lượng hoàng kim cùng mười hai viên Định Hồn Tiên Châu khởi tử hồi sinh. Tất cả đều để vào Nữ Oa Kim hồ lô rồi. Khi nào cần dùng thì nhớ lấy ra, cách dùng không cần cha dạy cho đi?”

Lữ Trọng Minh: “Không... Không cần nhiều đến vậy...”

Lữ Bố: “Đi qua đó rồi, nhớ hành xử mọi việc theo lời Giáo chủ căn dặn, đều nhớ rõ sao?”

Lữ Trọng Minh: “Vâng, nhớ rõ rồi...”

Lữ Bố: “Nghe nói kẻ địch khó đối phó...”

Lữ Trọng Minh: “Được rồi... Tốt lắm rồi, cha đừng quá lo lắng...”

Lữ Bố: “Chuyện gì làm không được, có khó khăn, có trở ngại, con đừng tạo áp lực quá lớn cho mình. Có chuyện thì cầm mảnh Long Lân này, bất cứ lúc nào cũng có thể triệu hoán cha tới. Ngàn vạn lần không được đem sự tình gánh vác lên người...”

Lữ Trọng Minh: “Cha! Ta không phải tiểu hài tử! Ta là Kim Kỳ Lân! Cha là Long Hoàng, Nhị cha lại là Kỳ Lân! Có thể làm không được chuyện gì sao? Sẽ không làm mất mặt mũi hai người!”

Lữ Bố đột nhiên yên lặng, nhìn nhìn Lữ Trọng Minh, trề cái mũi ra, bộ dạng như chó nhà có tang.

Lữ Trọng Minh mặt co quắp, tạm biệt: “Tốt lắm, ta đi, cha 88.”

Lữ Bố bỗng nhiên sửa lại chủ ý: “Không phải vấn đề mặt mũi mà là... Thôi, để ta đi nói cho giáo chủ một tiếng. Con vẫn là đừng đi, nguy hiểm lắm.”

Lữ Trọng Minh vất vả lắm mới có thể một mình đi ra ngoài, mắt thấy muốn thất bại, cái mặt liền bày ra một bộ như khóc tang. Lữ Bố vừa thấy liền kinh sợ, vội vỗ về: “Được được, con đi đi, ta tin tưởng con.”

Lữ Bố tội nghiệp mà nhìn xem con của mình, Lữ Trọng Minh lại an ủi: “Cha, ta sẽ sớm trở lại.”

Lữ Bố ủ rũ cụp đầu: “Con lần đầu tiên ra khỏi nhà, ta lo lắng.”

Lữ Trọng Minh vọt đến trước cửa nhà: “Cha yên tâm, chờ tin tốt của ta nha.”

Nói xong Lữ Trọng Minh “Hưu” một tiếng chạy, Lữ Bố với theo hô: “Nói lời từ biệt với Giáo chủ xong, nhớ quay về nhà một lần nữa...”

Lữ Trọng Minh cũng không quay đầu lại mà hô: “Đã biết!”

Lữ Trọng Minh từ từ đi xa. Lữ Bố ngóng theo bóng lưng của con trai, nhất thời cảm thấy vô cùng thất lạc, đứng đó ngơ ngác. Nhớ đến lão bà sắp về nhà, hắn bèn đi lấy cái bồn gỗ tới sẵn cho Kỳ Lân, rồi chuẩn bị các loại tiên thiên thảo dược. Chờ con trai đi chấp hành nhiệm vụ sau có yêu cầu trợ giúp gì, liền luyện thêm vài viên thuốc khởi tử hồi sinh, nhảy dù qua đưa cho con trai.

Lữ Trọng Minh trước tiên đi thăm vài người bạn tiên thú của mình. Cùng Tam Túc Kim Ô cáo biệt sau, bị đám bạn xấu lôi lôi kéo kéo, không công lãng phí mất nửa ngày trời. Sau lại đem Kim hồ lô chứa một đống pháp bảo làm cầu để đá, đá tới đá lui chán chê rồi mới đi Bích Du Cung.


Trong Bích Du Cung, Thông Thiên giáo chủ thấy Lữ Trọng Minh, liền cười nói: “Tiểu Trọng Minh, chuẩn bị xong chưa?”

“Vâng, chuẩn bị xong.” Lữ Trọng Minh đem Kim hồ lô làm cầu mà giẫm dưới chân, tiêu sái hành lễ, đáp: “Tổ sư gia gia, đưa ta trở về đi.”

Thông Thiên giáo chủ nói: “Những gì trước đó ta dạy cho con, đều nhớ rõ ràng sao?”

Lữ Trọng Minh thầm nghĩ sao ai nấy đều lo lắng quá vậy! Ta Lữ Trọng Minh thoạt nhìn không đáng tin đến như vậy sao? Ngoài miệng nói: “Đều nhớ rõ ràng. Đồ tôn nhi đã đem bản chi tiết về quy tắc xuyên việt ghi tạc vào vở lòng.”

Thông Thiên giáo chủ nói: “A? Con còn ghi chú lại? Đều ghi cái gì?”

Lữ Trọng Minh móc ra một quyển sổ nhỏ, thì thầm: “Tùy mạt Đường sơ, xét thấy Phật giáo được truyền vào Trung Nguyên, chèn ép sự sinh tồn của Đạo giáo chúng ta. Vốn cũng không sao cả,[…], tổ sư gia gia trời sinh tính đạm bạc, vi vô vi nhi vô bất vi,...”

Thông Thiên giáo chủ cải chính: “Vô vi là đối với ngoại nhân nói,[…], còn với đạo gia chúng ta là đánh được thì đánh, đánh không lại mới nói vô vi, ý là ‘Chẳng muốn đánh với ngươi’. Phật giáo cũng nói như vậy, vô vi chính là hàng ma trừ yêu, nhưng đánh không lại chính là đại từ đại bi, ý chỉ ‘Không cùng ngươi chấp nhặt’.”

Lữ Trọng Minh nói: “Tổ sư gia gia nói rất đúng. Nhưng với những thế lực lai lịch bất minh đã đem một bộ phận của lịch sử sửa đổi đi, có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với đời sau trên trục thời gian. Cho nên phái ta trở về, tu sửa một phần lịch sử này, thuận tiện phát dương quang đại đạo giáo của chúng ta... Trong quá trình này có thể sẽ phải chống lại vài vị Boss bên phía Phật gia: Tây phương có tam thánh: A Di Đà cùng hai tiểu Boss là Quan Tự Tại và Đại Thế Chí Bồ tát, sức chiến đấu không rõ... Phương đông có Phật Dược Sư cùng Nhật Quang Đại Bồ tát, Nguyệt Quang Đại Bồ tát, sức chiến đấu không rõ, trị liệu cùng phụ trợ là chính... Thích Ca cái gì Ni (là Thích Ca Mâu Ni)... Chữ này đọc sao vậy... Qua lại với giáo của chúng ta có Phổ Hiền chân nhân cùng Văn Thù chân nhân... Hai vị phật này tính tình rất tốt... Cũng có giao tình qua lại với chúng ta, tận lực tránh cho chống lại Phổ Hiền cùng với Văn Thù...”

Thông Thiên giáo chủ thành khẩn nói: “Bài tập làm được không sai. Phật giáo khó đối phó, việc này cũng không thể nói là chúng ta hoàn toàn có lý.”

Lữ Trọng Minh vội hỏi: “Đây là đương nhiên. Tổ sư gia gia đức cao vọng trọng, bình thường đều vô vi, vốn không nên ra mặt. Cũng không nên không biết thể diện không có tôn nghiêm mà đi đánh nhau với đối phương, cho nên mới phái tiểu bối như ta đi trở về... làm việc. Như vậy sẽ không gây ra huyên náo khó coi. Đồ tôn nhi đã hiểu.”

Thông Thiên giáo chủ khóe miệng co giật, nói: “Có sự tình nào trong nội tâm đã tinh tường được thì tốt, không cần phải nói ra ngoài.”

Lữ Trọng Minh vẻ mặt thành thật, gật đầu.

Thông Thiên giáo chủ lại thổn thức trong chốc lát, nói: “Lúc này đi thôi. Sư thúc Hỗn Đản của con sẽ mở ra thời không chi môn, đưa con trở về. Sau khi trở về phải thực hiện mọi chuyện theo kế hoạch...”

Lữ Trọng Minh liên tục gật đầu không ngừng: “Trước tìm người của chúng ta. Có hai tên đang nằm vùng ở đó.”

Thông Thiên giáo chủ thoả mãn, nói: “Hai vị môn thần là Tần Quỳnh cùng Uất Trì Cung còn chưa quy tiên ban, thế nên con có thể tìm bọn họ xin hiệp trợ. Tổ sư gia gia trước cũng đã nhờ người bắt chuyện với hai người bọn họ rồi.”

Lữ Trọng Minh nói: “Bắt chuyện qua rồi? Bọn họ biết ta là ai không?”

Giáo chủ nghĩ một lát, đáp: “Nếu không có gì ngoài ý muốn, hẳn là biết. Con đến đó rồi, tuyệt đối không được vô lễ với bọn họ.”

Lữ Trọng Minh dạ, Thông Thiên giáo chủ lại chỉ dạy hơn nửa ngày, cuối cùng nói: “Vậy thì ta đưa con trở về, chúc con thành công! Hỗn Đản! Mở Huyền Môn đi!”

Hỗn Đản đi ra, cười nói:“Tiểu Trọng Minh, phải biết tự chiếu cố chính mình.”

Nói xong ngón tay đẩy một cái, mở ra Vạn Cổ Huyền Môn. Lữ Trọng Minh đắc chí vừa lòng bước vào.

Thiên thu nghiệp lớn, giang sơn thiên hạ, vô số anh hùng nhiệt huyết cùng đại kế. Màn che từ từ mở ra ở trước mặt hắn.

Thời gian chảy về phía không trung, bỗng vô số vạn tự phù văn lóe ra kim quang xoay tròn, ngay sau đó, Lữ Trọng Minh nhạy cảm mà phát giác đến nguy hiểm.

“Huyền Môn thông đạo là như vậy sao?” Lữ Trọng Minh tại trong hư không ổn định thân hình, theo bản năng muốn lui về phía sau, thế nhưng vạn tự chú văn lại xuất hiện càng ngày càng nhiều, phô thiên cái địa tuôn về phía hắn.

Không tốt! Lữ Trọng Minh vô thức sờ đến bên hông, lại sờ được một cái không.

Hỏng bét! Pháp bảo đâu?

Trong khoảnh khắc phật quang lao tới trước mặt, Lữ Trọng Minh phóng ra một thân tiên thú thực lực cường ngạnh đối kháng. Ai ngờ phật quang này lại phô thiên cái địa, ngùn ngụt không dứt, phảng phất vô biên vô hạn, phạm âm trong hư không ngàn vạn gây ra chấn động. Một bàn tay cực lớn đánh úp xuống người Lữ Trọng Minh. Lữ Trọng Minh biến sắc hô to, muốn tránh thoát chạy trốn đã không kịp. Nói thì chậm mà xảy ra thì nhanh, mảnh Long Lân mà Lữ Bố đưa cho đứa con liền bắn ra hào quang bốn phía, bảo vệ thân thể Lữ Trọng Minh. Thế nhưng phật chưởng này uy lực quá lớn, mãnh liệt vọt tới. Lữ Trọng Minh bị phật chưởng đập xuống người một cái, liền cảm thấy trong đầu vang lên ầm ầm, giống như bị nộ khí tập kích.

Ngay sau đó, kim hải phật quang bành trướng ra mênh mông, đánh sâu vào trong Huyền Môn, đem thông đạo đục ra một lỗ hỏng!

Vài ngàn năm trước, trên bầu trời tối đen bắn ra lôi đình vạn trượng, một luồng sáng bay vụt ra!


Trong Bích Du Cung.

Lữ Trọng Minh biến mất, trên mặt đất để lại một thứ gì đó.

Thông Thiên giáo chủ lấy làm lạ hỏi: “Đây là pháp bảo của Tiểu Trọng Minh?”

Hỗn Đản bèn nhặt lên, nói: “Nữ Oa Kim hồ lô, bên trong có chứa chút gì đó, quên cầm theo rồi.”

Thông Thiên giáo chủ nói: “Để mấy ngày nữa kêu Kỳ Lân đưa qua cho nó. Tiểu Trọng Minh chuẩn bị bài tập thế nào rồi?”

Hỗn Đản an ủi: “Yên tâm đi sư phụ. Nghe hai người Kỳ Lân cùng Lữ Bố nói, một tháng trước liền bắt nó ở nhà đọc sách lịch sử rồi.”

Thông Thiên giáo chủ nói: “Đọc cái gì?”


Hỗn Đản kêu khổ nói:“ ‘Tùy Đường diễn nghĩa’. Sư phụ người đừng dong dài nữa, mọi người đều đang nhìn người kìa. Mau vào chính văn đi!”


-------------------------



Chú thích


Vô Vi có thể gọi là danh từ gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh. Nó là danh từ tổng yếu bao quát tất cả mọi đề tài đã được giải rõ trong tám mươi mốt chương sách: không có chương nào là không nói đến nó.

Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá, vì “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản 物窮則變, 物極則反”. Cái gì mà thái quá cũng đều nguy hại cả.

Mục đích của bất cứ một hành vi nào là cũng để đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại đi vào chỗ thái quá, thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Cho nên Vô Vi, cũng có nghĩa là bớt đi những gì thái quá: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (去甚, 去奢, 去泰)

(Trích từ http://osshcmup.wordpress.com /)

 "Vi vô vi nhi vô bất vi". Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì mà thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường.

 Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả.

Ví dụ như khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu con hươu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ. Nếu chúng ta giúp con hổ bắt con hươu dễ dàng hơn thì lại có lỗi với con hươu. Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì là phải đạo nhất.

Lý thuyết này thực sự hiệu quả khi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, không phải động chạm gì mà chỉ bảo tồn thế là đủ.



-------------------------------------------------


Thông Thiên giáo chủ là một nhân vật trong truyện Phong thần diễn nghĩa. Ông là đồ đệ thứ ba của Hồng Quân lão tổ cùng với hai vị sư huynh là Thái Thượng Lão Quân Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thông Thiên giáo chủ là giáo chủ của Triệt giáo, tồn tại cùng với Xiển giáo của Nguyên Thủy Thiên Tôn và Lão tử. Thông Thiên giáo chủ là sư đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn và Lão Tử, tuy nhiên ông nắm giữ Tru Tiên Tứ Kiếm của Hồng Quân Lão Tổ nên là người giỏi nhất trong tam thánh


Tây phương Tam thánh


 A Di Đà (Vô Lượng Quang): Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc.

Đại Thế Chí là một vị đại Bồ tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí. Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập niết bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.

Quán Thế Âm là một vị Bồ tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Bồ tát Quán Thế Âm còn được biết đến với tên gọi Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Từ Hàng hay Từ Hàng Đại sĩ.


---------------------------


Phật Dược Sư, còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Đại Y Vương Phật, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni  A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca.

Nguyệt Quang Bồ tát, xưng là Nhật Quang Biển Chiếu, Nhật Diệu. Là vị đứng đầu bên trái đức Phật Sược Sư, cùng với vị Nguyệt Quang Bồ tát đứng bên phải, là hai vị phụ tá của đức Phật Dược Sư trong quốc thổ Tịnh Lưu Ly ở phương đông. Đây là vị Bồ tát thượng thủ của vô lượng chúng Bồ tát trong cõi Phật Dược Sư.

Nguyệt Quang Bồ tát cùng với Nhật Quang Bồ tát đều là tùy tùng của đức Phật Dược Sư Như lai, còn được gọi là Nguyệt Tịnh Bồ tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát.


Thích Ca Mâu Ni là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo. Ngài cũng còn được gọi là Phật Tổ Như Lai.


Phổ Hiền Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" . Bồ Tát cưỡivoi trắng sáu ngà. Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen .Phổ Hiền bồ tát cũng chính là Phổ Hiền chân nhân trong Phong thần diễn nghĩa.


Văn Thù Bồ tát tức Văn Thù Sư lợi, thường được gọi tắt là Văn thù, dịch nghĩa là Diệu Đức. Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Văn Thù Bồ Tát cũng chính là Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn trong Phong thần diễn nghĩa.



--------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét